Làng nghề mây tre đan Triệu Xá

Trong công cuộc tìm hiểu các sản phẩm mây tre đan, Trại Cá có dịp về thăm làng nghề mây tre đan Triệu Xá thuộc xã Triệu Đề, huyện Lập Thạch (Vĩnh Phúc). Nơi đây được công nhận là làng nghề truyền thống từ năm 2006. Hiện nay làng vẫn duy trì, phát triển đa dạng các sản phẩm mây tre đan gia dụng.

Theo quan sát, chúng tôi thấy rằng sản phẩm của làng Triệu Xá chủ yếu là những vật dụng trong gia đình như thúng, mủng, nia ,rổ, rá, hay các công cụ lao động nông nghiệp ngoài đồng. Theo chia sẻ của người bán hàng tại làng, các sản phẩm của Triệu xá có mặt ở khắp các tỉnh đồng bằng Tây bắc bộ và ở cả vùng cao như Lào Cai, Yên bái…

Chúng tôi tìm đến anh Úc – bí thư chi bộ thôn – và cũng là thợ làm nghề trong làng. Như nhiều làng nghề truyền thống khác, các sản phẩm đan tre ở đây chỉ là nghề phụ làm lúc nông nhàn. Anh kể chủ trương của xã đã từng định mở lớp dạy mây tre đan cho bà con để để nâng cao tay nghề và đa dạng mặt hàng nhằm mục tiêu xuất khẩu. Nhưng cuối cùng lớp đã phải bỏ vì người dân họ không theo được. Bởi người dân quá quen với những mặt hàng thúng mủng truyền thống, phù hợp sử dụng hàng ngày nhưng không yêu cầu quá khắt khe về thẩm mỹ. Bên cạnh đó, lối tư duy kiểu gì cũng có khách và sẽ tiêu thụ được trong nước là sự cản trở lớn đối với phát triển.”

Theo như anh Úc chia sẻ thêm: “Nguyên liệu tre được mua ở xã Cao phong rồi về sẽ được xử lý lại. Gốc tre làm cạp, thân làm nan, ngọn làm nan lát, cả cây tre hầu như không bỏ phí.”  Có thể nói, các sản phẩm của làng Triệu Xá không bao giờ bị tồn, làm ra bao nhiêu sẽ bán hết bấy nhiêu.  

Sau khi thăm quan làng 1 vòng dưới sự chỉ dẫn của anh Úc và đến thăm những nhà đang làm nghề. Tôi đã có cơ hội tận mắt nhìn thấy kỹ thuật đan hoàn toàn bằng tay của những người thợ trong làng. Từng sợi nan được chẻ, vót trực tiếp từ cây tre thủ công. Sở dĩ khó thay thế sức người bằng máy tự động vì cây tre có đốt. Chỉ có bàn tay mới đủ sự khéo léo để vừa lựa vừa vót nan từ những cây tre khác nhau.

Sau khi đan xong, người thợ sẽ mang sản phẩm mang đi hun. Ở làng Triệu Xá, nhà nào cũng có 1 cái hố đất nhỏ để úp vừa chiếc thúng hay rổ. Khi hun, người ta sẽ cho rơm khô đc vào trong hố và hun khói cho chiếc rổ úp phía trên. Công đoạn này giúp màu của rổ trầm xuống, và khiến sản phẩm bền hơn, chống mốc và mối mọt vì việc này làm nan tre sẽ có vị đắng khiến con mối ko thích ăn nữa. 

Previous
Previous

Làng nghề rèn dao Tất Tác

Next
Next

Làng nghề Sơn Đồng