Làng nghề rèn dao Tất Tác

Nhân dịp về thăm ngôi làng Tất Tác bình dị giữa xứ Thanh - nơi lắng đọng nhiều trầm tích văn hóa Việt Nam. Trại Cá dẫn bạn khám phá làng Tất Tác- nơi nổi tiếng với nghề rèn lâu đời.

Theo tìm hiểu của tôi, làng Tất Tác hay còn được biết đến với cái tên làng rèn Tiến Lộc. Và nghề rèn cũng theo làng từ thuở xa xưa, ban đầu làng nghề chuyên rèn vũ khí và nông cụ, cả 2 mặt hàng đều nức tiếng gần xa và được người tìm mua rất nhiều. Trải qua trăm năm thăng trầm của lịch sử, nghề rèn truyền thống vẫn được cha truyền con nối và tiếp tục có sự phát triển

Chúng tôi có về tận nơi và hỏi thăm người dân trong làng thì được biết vào khoảng thế kỷ thứ XVII, có một người tên là Lê Cao Sơn từ thành Bắc di cư vào Thanh Hóa. Đi đến chân núi Bận, nay thuộc làng Tất Tác, thấy dân cư ở đây còn nghèo, ông liền truyền dạy cho người dân nơi đây làm các loại đồ kim khí, từ đó trở đi nghề rèn bắt đầu nuôi sống người làng và trở thành nghề chính nơi đây.

Chúng tôi còn có cơ hội được gặp và nghe anh Trịnh Văn Tuyên, một nghệ nhân lành nghề của làng tâm sự: “Nhà tôi đã làm nghề này ba đời rồi, ông và bố là những người thầy đầu tiên của tôi từ khi còn bé tí. Từ nhỏ đứng bên lò lửa nên yêu nghề và theo rèn cũng hơn 20 năm rồi”.

Theo chia sẻ của anh, để có một sản phẩm đạt chất lượng, người thợ cần có kinh nghiệm và nắm chắc kỹ thuật từ công đoạn tôi thép đến làm nguội. Thứ nhất, phải cắt những bản sắt thành hình dạng cần thiết, sau đó cho lên nung trong nhiệt độ hơn 1.000 độ C. Tùy vào từng loại nguyên liệu để tạo ra sản phẩm có độ dày khác nhau và cần thời gian nung không giống nhau. Khi phôi thép chuyển sang màu đỏ trắng cũng là lúc cần tạo hình sản phẩm.

Nhờ nói chuyện với anh Tuyên, tôi mới biết có một kinh nghiệm được truyền từ xưa để thử nhiệt độ thép nung sao cho chuẩn. Đó là chỉ cần vài giọt nước nhỏ lên bề mặt phôi. Nếu thấy nước biến thành các hạt nhỏ li ti là đủ độ. Anh Tuyên nói, thợ rèn phải tránh nung quá lửa vì như vậy dao dễ bị mẻ, giòn, vỡ. 

Điểm đặc trưng tôi thấy khi về làng Tất Tác là người thợ thường là các thanh niên trai tráng vì nghề rèn có thao tác quai búa phải nhanh, mạnh, dứt khoát, đòi hỏi rất nhiều sức lực. 

Các xưởng rèn ở Tất Tác ngày này đều có máy móc hỗ trợ, việc rèn sản phẩm theo như những nghệ nhân trong làng chia sẻ đã rút gọn thời gian và tiết kiệm công sức hơn xưa.

Next
Next

Làng nghề mây tre đan Triệu Xá