Làng chiếu cói Đồng Minh

BÁO CÁO KHẢO SÁT THỰC ĐỊA LÀNG NGHỀ

 

Làng nghề: Làng Bảo Hà với 3 nghề : điêu khắc gỗ, sơn mài, cói

Địa chỉ: xã Đồng Minh, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng

Người khảo sát: Đào Lê Hồng Mỹ

Ngày đi khảo sát: 26-04-2016

Người phỏng vấn:

-        Chú Nguyễn Minh Tươm, cô Phạm Bích Nhuận – sdt 01657000628 – cô chú thuộc phường múa rối cạn cổ truyền và làm việc ở xưởng điêu khắc gỗ của chú Tươm, làng Bảo Hà, xã Đồng Minh, Vĩnh Bảo, Hải Phòng

-        Nghệ nhân Tô Xuân Hiền

-        Nghệ nhân Bưởng

Báo cáo ghi nhận từ khảo sát làng nghề:

Làng nghề Bảo Hà lịch sử đã tồn tại hơn 500 năm, năm 2007 làng được công nhận là làng nghề truyền thống. Làng Bảo Hà có nhiều nghề thủ công truyền thống, như dệt chiếu cói, sơn mài, điêu khắc gỗ, tạc tượng, đắp phù điêu.

Nghề điêu khắc gỗ

Chúng tôi tìm đến xưởng của chú Nguyễn Minh Tươm, chú Tươm có vẻ bận bịu với công việc nên chúng tôi nói chuyện với cô Nhuận, cũng làm việc tại xưởng của chú, người đã theo nghề từ năm 13 tuổi, cô chia sẻ: Làng nghề đã được mở rộng và phát triển nhiều, một phần cũng do sự phát triển của công nghệ nên nghề điêu khắc gỗ đã có nhiều cải tiến. Sản phẩm của làng là tượng cho đình chùa, đại tự hoành phi câu đối, sập gụ… Khách thập phương biết tới làng nghề nhiều và nhu cầu không suy giảm, mẫu mã phần lớn là do khách đặt hang và dựa vào các mẫu truyền thống. Nguyên liệu chính là gỗ mít trồng chính tại nơi đây.Ở đây khách hang có thể đến tận xưởng đặt hang hoặc nghệ nhân có thể đi làm tại chính địa điểm như đền, chùa.

Theo cô làng nghề tuy vẫn làm nghề nhiều nhưng manh mún, nhỏ lẻ, giới trẻ cũng không theo nghề nhiều nên cô lo ngại sẽ bị mai một. Hiện tại điêu khắc gỗ vẫn là ngành song song với nông nghiệp: cứ 10 nhà thì 3-4 nhà làm đk gỗ, 5-6 nhà làm nông.

Ngoài ra đời sống văn hóa tinh thần của làng cũng phong phú, làng còn có 1 sản phẩm nữa là rối cạn. Các con rối nhỏ được lồng vào tay người nghệ nhân và biểu diễn cùng giai điệu chèo. Phương múa rối cạn thi thoảng trình diễn cho bà con lối xóm xem, cũng có khi được mời đi lưu diễn, tuy nhiên cũng không được nhiều tiền mà chủ yếu là vui. Chú Tươm nhiệt tình biểu diễn cho chúng tôi 1 đoạn ngắn múa rối cạn rất thú vị. So sánh giữa rối cạn và rối nước:

-        Rối nước: Biễu diễn hát, múa, không diễn được tích trò, cần khu vực bày trí cầu kỳ để có thể biểu diễn

-        Rối cạn: Diễn được nhiều tích trò, trích câu chuyện lịch sử, đơn giản, không cần cầu kỳ để trình diễn.

 

Nghệ nhân Đỗ Văn Bưởng:

Là nghệ nhân nổi tiếng về tạc tượng truyền thần, ông Bưởng đã làm nghề này suốt 30 năm qua, không qua trường lớp đào tạo nào nhưng với năng khiếu và tình yêu nghề ông đã tự phát triển và trở thành nghệ nhân giỏi và duy nhất có thể tạc tường truyền thần chỉ bằng nhìn ảnh.

-        Mơ ước: mơ ước lớn nhất của bác là làm họa sỹ, được vẽ tranh nhưng bác không thực hiện được

-        Lo lắng: nhà ông Bưởng ở trong làng sâu nên ông thường xuyên bị mạo danh bởi những nhà ở ngoài mặt đường. Cũng có khi bị phá giá, khi các nhà bên ngoài làm sp chất lượng kém hơn và lấy giá rẻ hơn. Cũng có nhiều khách hang đến đặt hang nhưng rồi lại chê và không quay lại lấy. (Do ông Bưởng tôn trọng sự thật, hình khối và các tỷ lẹ thực tế của khách hang và tạc rất giống, nhưng nhiều khách hang lại không thích những đường nét tả quá thật). Cũng không có người trẻ giỏi nào theo dược nên ông lo sẽ bị mai một.

-        Trái tim: ông Bưởng rất yêu nghề, ông tâm đắc với các tác phẩm của mình, khi không có đơn đặt hang, ông thường làm những tượng nhỏ, tượng càng nhỏ thì càng thể hiện được những kỹ thuật tuyệt vời. Đa số những nơi khác chỉ làm đc tượng lớn, chỉ có ông làm được những tượng nhỏ cao 20cm. những tác phẩm bị khách hang không lấy ông đều nâng niu.

-        Mong muốn: ông Bưởng không có mong muốn gì ngoài được nhìn nhận, ông hi vọng khách hang tran trọng và công nhận những tác phẩm của ông, ông nghĩ rằng đa số khách chưa có gu thẩm mỹ để nhìn nhận được giá trị của các tác phẩm.

Lời ông Bưởng: “Có nhiềm vui mới sáng tạo ra cái đẹp, làm được giá trị thật mới là người chiến thắng”

Nghề dệt chiếu cói

Sau đó chúng tôi tìm gặp bác Tô Xuân Hiền – xã viên HTX Thủ công hiệp hội làng nghề Việt Nam, Chủ tịch hiệp hội làng nghề… Bác Tô Xuân Hiền là người dẫn đầu và giữ nhiều trọng trách trong việc giữ gìn và phát huy các ngành nghề truyền thống của làng. Nhà bác cũng chính là nơi tập trung của hợp tác xã thủ công dệt chiếu. năm 1990 khi xóa bỏ bao cấp thì các gia đinh tự vực lên, xây dựng HTX thủ công và tự tập trung hoạt động. Giai đoạn 1988 là giai đoạn khủng hoảng kinh tế, không xuất hang được, là giai đoạn khó khăn của làng nghề

Có nhiều bà con cô bác đến đây tham gia làm, họ đi làm như giờ hành chính, buổi trưa nhiều người về ăn cơm, cô bác nào nhà xa thì ở lại ăn cơm với nhà bác Hiền luôn. Chúng tôi được quan sát quy trình làm chiếu cói. Nguyên liệu cói ở đây được trồng chính tại vùng, bác Hiền cũng là người theo dõi sự phát triển của cây cói, một năm thu hoạch cói 1 lần vào tháng 9, phải chú ý cắt cói cho hợp mùa, tránh bão, giá thành và chất lượng cói tuân thủ quy định của hợp tác xã. Đặc tính của cói là hút ẩm nên không thể tránh khỏi mốc trong thời tiết miền bắc VN, tuy nhiên bác Hiền chia sẻ mốc của cói là mốc lành, không có hại cho sức khỏe.

Bác Hiền rất tự hào và tâm huyết với việc gìn giữ ngành dệt chiếu cói, đối với bác, chiếu cói là một vật dụng không phân biệt sang hèn, bất cứ ai dù giàu có hay nghèo khổ cũng sẽ có lúc dung qua chiếu cói. Chiếu cói là vật dụng rất yêu con người, là sản phẩm tiêu biểu của nông thôn. So sánh với điêu khắc gỗ thì công cao hơn nhưng lượng khách ít hơn và không đều, còn chiếu cói tuy công thấp nhưng mặt hang rất đều, khách cũng nhiều hơn.

Các họa tiết trên chiếu cũng là HTX tự thiết kế mẫu, rồi mua màu phun in lên chiếu. Qua thời gian, kỹ thuật cũng có chút thay đổi và mẫu mã cũng thay đổi để phù hợp với thời đại.

Mơ ước của bác Hiền là được nhà nước quan tâm hơn nữa trong việc phát triển làng nghề. Hiện tại nhà nước có hỗ trợ nhưng chưa nhiều, chủ yếu vẫn là người dân tự cố gắng làm nên,

Trong làng thì vẫn kết hợp với làm nông, thu nhập ít hơn nhưng thời gian ít, ngành thủ công thu nhập nhiều hơn va thời gian nhiều hơn.

Nghề sơn mài

Nghề sơn mài tại làng đã bị mai một do không có đầu ra.

Phân tích, suy nghĩ và nhận định của người đi khảo sát làng nghề:

Làng nghề có truyền thống thủ công mỹ nghệ đa dạng

Nghề điêu khắc đã phát triển đa dạng sang cả đắp tượng bê tông cho đình chùa.

Các câu hỏi thắc mắc chưa được giải đáp trong quá trình khảo sát:

Previous
Previous

Làng Đồng Minh gỗ

Next
Next

Làng thêu Đông Cứu