Làng vàng bạc Châu Khê

Địa chỉ:  xã Thúc Kháng – Bình Giang – Hải Dương

Người đi: Đào Lê Hồng Mỹ

Ngày đi: 29-04- 2016

Người phỏng vấn:

-        Chú Hoàng Đình Dương – làng Châu Khê, xã Thúc Kháng, Bình Giang, Hải Dương

-        Chú Nguyễn Đình Phương – làng Châu Khê, xã Thúc Kháng, Bình Giang, Hải Dương

Làng Châu Khê là một ngôi làng đẹp với nhiều ao, hồ , có chùa và đình làng đều rất đẹp. Khi chúng tôi đến thì làng trông vắng vẻ, hỏi người dân thì được biết làng có rất nhiều nhà làm vàng bạc tuy nhiên thường họ đóng kín cửa nên khó nhìn thấy. Đi dạo quanh làng chúng tôi nghe thấy tiếng đục gõ từ 1 nhà và mạnh dạn ghé vào. Đó là nhà anh Nguyễn Đình Phương. Chú Phương cho biết làng nghề chủ yếu làm về bạc, còn vàng tuy cũng có nhà làm nhưng ít và chủ yếu làm trên hà nội, vì vàng cần nhiều hơn sự bảo đảm an toàn. Nhà chú chủ yếu làm các sản phẩm từ bạc nhỏ như dây chuyền, nhẫn… Bạc thô nhập về sẽ được kéo sợi thành cuộn bạc. Các sản phẩm chủ yếu được thương lái đưa lên bán ở Hàng Bạc, cũng có khi xuất khẩu. Cả gia đình chú đều làm nghề, vợ và các con, chú và gia đình gắn bó với nghề cũng vì công việc này đỡ vất vả hơn làm nông, không phải làm việc ngoài trời. các mẫu mã cũng do nhà chú Phương tự làm tự sáng tác, thỉnh thoảng làm theo mẫu đặt hang, tuy nhiên đa số là các mẫu mã dây đơn giản, trơn mảnh. Chú Phương giới thiệu ở làng có nhiều nghệ nhân lớn tuổi có kinh nghiệm chạm khảm bạc trên những món đồ lớn hơn.

Chúng tôi tìm đến nhà bác trưởng thôn và được biết danh sách các nghệ nhân trong làng, tuy nhiên các nghệ nhân lớn tuổi thì đa số đã già yếu hoặc đi sang tỉnh khác nên chúng tôi không gặp được, chúng tôi hẹn gặp được chú Dương cũng đã từng là nghệ nhân làm bạc, nay đã nghỉ, chú dẫn chúng tôi đi tham quan một vài xưởng trong làng.

Chú Dương nói sở dĩ chúng tôi thấy làng vắng vẻ như vậy là do các nhà ở đây đa số đều có nhà trên hà nội, nhà trong làng chỉ xây lên làm nhà nghỉ ở quê để về mỗi dip lễ tết hay có việc cần. Vì thế rất nhiều nhà đóng cửa và không có người ở. Người làng Châu Khê chuyển lên Hà Nội rất nhiều vì đó là nơi trung tâm buôn bán giao thương sầm uất, các mặt hang vàng bạc mới có thể tiêu thụ dễ dàng. Còn lại trong làng không còn nhiều nhà làm thủ công mà thay vào đó là các xưởng sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào máy móc. Máy móc đầu tư rất lớn, có thể hơn 1 tỷ 1 loại máy, cho bạc vào và đúc thành dây ngay. Đầu tư lớn như vậy nên các xưởng xs rất không muốn có người tham quan , họ sợ bị lấy mất mẫu mã và công nghệ.

Ở làng đa số làm bạc và làm đồ trơn là chính, chú giới thiệu nơi chạm trổ trên bạc nhiều là Đồng Sâm Thái Bình. Chú giải thích làm nghề bạc này mỗi nhà đều phải có một lượng vốn ổn định và quan tâm đến đầu ra vì nguyên liệu không hề rẻ, thường phải đi chào hang ở nhiều thành phố để đảm bảo tiêu thụ được hang. Trên Hà Nội những nhà làm vàng cần có sự bảo mật rất cao thường phải lắp camera theo dõi hay kiểm soát thợ bằng dấu vân tay. Chú có an em đều đã chuyển lên mở xưởng ở HN, còn chú thì mắt đã kém nên ko thể làm nghề tiếp Chú giải thích làm nghề này cần sự tinh tường, chỉ tầm ngũ tuần là đã rất khó làm được tiếp khi mắt không thể nhìn thấy các chi tiết nhỏ

Chú đưa chúng tôi đi thăm một số xưởng nhỏ còn làm thủ công bằng tay và những máy móc thô sơ. Những máy dập các mắt xích trên dây bạc bằng tay cần sự chính xác và tỷ mỷ rất cao để đảm bảo dây đều và mịn. một số dụng cụ thời xưa được cải tiến để sử dụng dễ dàng hơn như cái bàn kéo. Quan sát các xưởng tôi thấy có rất nhiều người thợ trẻ tuổi theo nghề. Đối với các sản phẩm cần hình thù chi tiết đặc biệu thì làng tự sản xuất ra khuôn sáp để đúc thành hình.

Đến thăm nhà chú Phạm Tuấn Phương, chú chuyên làm các đồ to như dây chuyền và xích to bằng tay.

Làng vàng bạc Châu Khê hiện hiện nay như là gốc gác của làng vàng bạc, là chốn đi về của những người con trong làng đem sp của mình đi khắp nơi, những người ở lại vẫn tiếp tục miệt mài sản xuất, mở xưởng và gắn bó với nghề. Các sản phẩm của làng đa số là đại chúng với các mẫu mã đơn giản, cơ bản, không kén người thưởng thức nên duy trì được trên thị trường, thị thường vẫn luôn chuộng các mặt hang này rất nhiều năm nay.

 

Previous
Previous

Làng thêu Đông Cứu

Next
Next

Làng sơn mài Bối Khê