Làng gốm Chu Đậu

Làng nghề: Làng gốm Chu Đậu

Địa chỉ: huyện Nam Sách, Hải Dương

Người đi: Đào Lê Hồng Mỹ

Ngày đi: 26-04-2016

Người phỏng vấn:

-        Nghệ nhân Trần Danh Ninh – nghệ nhân công ty gốm sứ Chu Đậu Hapro

Làng Chu Đậu là mảnh đất sinh ra dòng gốm quý, tuy nhiên do những thăng trầm trong lịch sử, mảnh đất này đã bị thất truyền hơn 500 năm. Người dân làng không ai còn biết về nghề gốm. Chúng tôi đến làng và gặp công ty gốm sứ Hapro. Được nhân viên trong công ty giới thiệu và giải thích về nghề gốm nơi đây.

Công ty Hapro với mục đích khôi phục lại dòng gốm ở làng đã về đây gây dựng 15 năm nay. Nghệ nghân gốm được chiêu mộ từ nhiều làng nghề gốm khác như làng Bát Tràng, làng Cậy về dạy. Mấu mã hướng đến dựa trên các cổ vật khai thác được từ làng, Màu men trắng ngà đặc trưng từ vỏ trấu hạt thóc nếp cái hoa vàng, hoa văn họa tiết cũng dựa theo những cổ vật thời Lý, Trần.

Nhiều thanh niên trong làng được công ty đào tạo nghề gốm. Ở đây có hơn 100 nghệ nhân và công nhân, có 2-3 nghệ nhân nổi tiếng nhất là bác Hạ Bá ĐInh, anh Trần Danh Ninh.. Tuy nhiên, ngày chúng tôi đến không gặp được bác Hạ Bá Đinh mà chỉ gặp được anh Trần Danh Ninh và nghe anh nói chuyện về nghề. Thăm xưởng gốm của Hapro, chúng tôi nhận thấy đây là một xưởng gốm lớn được đầu tư, khu vực làm việc của các nghệ nhân rất rộng rãi, các nghệ nhân quay quần tại khu vực làm tác phẩm. Khu vực lò gốm cũng rất rộng và quy củ, đây thực sự là nơi làm việc lý tưởng cho các nghệ nhân.

Anh Trần Danh Ninh làm việc 10 năm trong ngành điêu khắc gỗ, anh còn học trường CNKT điêu khắc gỗ trung ương, anh đã làm việc ở làng nghề Phủ lý Nam Hà rồi làng Đông Giao. Anh còn từng vào Nam công tác ngành mỹ nghệ gỗ. Sau đó anh về làng của mình và thử học điêu khắc trên gốm. Cuối cùng anh cảm thấy điêu khắc trên gốm làm anh hứng thú và yêu thích nhất. Anh thích những tác phẩm điêu khắc trên ngon đèn, lư hương. Anh mơ ước mình sẽ có được những nét riêng khi làm tác phẩm và có không gian riêng để thoải mái sáng tác.

Làng gốm Chu Đậu tuy bị thất truyền hơn 5 thập kỷ, nhưng ngôi làng luôn ý thức và tự hào về giá trị của nghề gốm từ ông cha. Nhiều lớp trẻ ngày nay đã có mong muốn, ý định tạo dựng lại nghề gốm và phát triển không chỉ dựa theo những hình mẫu cổ mà còn phát triển cả đặc tính cá nhân cũng như dấu ấn mới của làng nghề trong tương lai

Previous
Previous

Làng sơn mài Bối Khê

Next
Next

Làng Chuôn Ngọ